Tin tức

Tin hoạt động

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Trích lược)

30/12/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

 

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU VÀ  CẠNH TRANH

 

 

 

 

Kỷ yếu hội thảo

 

 

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI

 

 

Chủ đề

Nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

Hà Nội  2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ 1

Phát triển thương hiệu và đo lường giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

 

 

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM

GS.TS. Trần Minh Đạo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

 

TÓM TẮT

            Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 90% nông sản của Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu dưới dạng thô với giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Đáng chú ý, có đến hơn 80% nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác, buộc phải bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Tình trạng trên đã làm cho hình ảnh của nông sản Việt Nam trong tâm trí người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường thế giới rất mờ nhạt. Thông qua bài viết này tác giả muốn tiếp sức cho Chương trình phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam, bắt đầu từ việc nhận thức nhất quán và thống nhất về bản chất của thương hiệu hàng hóa, điểm qua nguyên nhân của thực trạng phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam và đề xuất các giải pháp tổ chức xây dựng và truyền thông thương hiệu nông sản Việt.

Từ khóa:Xây dựng thương hiệu, Thương hiệu nông sản, Việt Nam.

 

TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU DỰA TRÊN KHÁCH KHÁCH HÀNG - GÓC TIẾP CẬN CHIẾN LƯỢC

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

BM Quản trị thương hiệu-Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Bài viết phản ánh nội dung chính của hoạt động quản trị các tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng để nâng cao giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp nhìn dưới góc độ tư duy chiến lược, được minh hoạ bằng thực tiễn triển khai trong các doanh nghiệp Việt Nam điển hình, thông qua khảo sát trực tiếp của tác giả với một số doanh nghiệp. Các tài sản thương hiệu luôn được xem là có giá trị cao trong tương quan so với các tài sản vô hình và hữu hình khác mà doanh nghiệp đang sở hữu, vì thế việc quản trị tài sản thương hiệu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vừa là đích đến và cũng là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ lệ quan tâm đến quá trình quản trị thương hiệu nói chung và quản trị tài sản thương hiệu nói riêng còn khá nhiều hạn chế. 

            Từ khóa: Thương hiệu, Quản trị thương hiệu, Tài sản thương hiệu, Tài sản thương hiệu dựa tên khách hàng

TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VÀ CHỈ DẪN ÐỊA LÝ – CÁC YẾU TỐ HỢP THÀNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

Trần Vãn Hải

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

TÓM TẮT

Ngày nay, phát triển của khoa học và công nghệ đã đóng góp rất lớn nhưng các giá trị truyền thống ngày càng được tôn trọng do lợi ích do tri thức truyền thống mang lại đã góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là du lịch của một số quốc gia trên thế giới. Tri thức truyền thống thường gắn với từng địa danh và góp phần làm nên đặc trưng của mỗi địa danh.Tri thức truyền thống lại thường gắn với một sản phẩm đặc trưng của mỗi địa danh, là niềm khát khao thưởng thức của mỗi du khách khi đến địa danh này.Nên nó là đích của hành trình khám phá của mỗi du khách khi đến thăm địa danh này.Tri thức truyền thống và chỉ dẫn địa lý là những bộ phận hợp thành tài nguyên nhân văn cùng với tài nguyên thiên nhiên của mỗi địa danh làm nên thương hiệu của địa phương.Bài viết chứng minh tri thức truyền thống và chỉ dẫn địa lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao danh tiếng và giá trị thương hiệu của địa phương và của các doanh nghiệp gắn với tri thức truyền thống của địa phương.

Từ khoá:, Tri thức truyền thống, chỉ dẫn địa lý giá trị thương hiệu của địa phương

 

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

PGS, TS Vũ Trí Dũng, Trung tâm Đào tạo về Quản lý (CFVG)

Th.S Trần Việt Hà, Khoa Marketing, ĐH Kinh tế Quốc dân

TÓM TẮT

            Thương hiệu thực sự là một tài sản của doanh nghiệp, nhưng giá trị của tài sản vô hình này không phải bao giờ cũng được quan tâm đầy đủ và thường không được xác định một cách đúng đắn và chính xác. Trên thế giới, đánh giá tài sản thương hiệu chủ yếu là công việc của các chuyên gia. Có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tài sản vô hình, nhưng nhìn chung, kết quảkhông phải lúc nào cũng có được sự nhất trí.

            Tại Việt Nam, cùng với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và sự phát triển của thị trường chứng khoán, các nhà quản lý doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc xác định một cách chính xác tài sản thương hiệu của sản phẩm hay doanh nghiệp.Thực tế cho thấy, từ việc nhận thức tầm quan trọng của việc đánh giá tài sản thương hiệu cho đến việc đầu tư và triển khai các hoạt động cụ thể còn có một khoảng cách khá lớn. Điều đó đòi hỏi, khi đánh giá tài sản thương hiệu, cần tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quản lý và kinh doanh.

Từ khóa:Đánh giá, Giá trị, Tài sản thương hiệu, Thẩm định giá

 

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU ĐẾN GIÁ TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÔNG MINH

PGS.TS Phan Thị Thu Hoài

Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

            Bài viết nghiên cứu về các yếu tố cấu thành giá trị tài sản thương hiệu và đã xây dựng mô hình mối quan hệ và tác động của các yếu tố cấu thành đến giá trị tài sản thương hiệu. Nghiên cứu với 468 người trẻ tuổi có sử dụng điện thoại thông minh đến từ các tỉnh thành khác nhau của miền Bắc Việt Nam để thu thập dữ liệu phục vụ kiểm định sự tương quan và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành đến giá trị thương hiệu điện thoại di động thông minh. Kết quả cho thấy lòng trung thành thương hiệu và chất lượng cảm nhận có tác động tích cực và mạnh nhất tới giá trị của thương hiệu, còn nhận biết thương hiệu và liên tưởng thương hiệu có tác động tích cực nhưng yếu hơn hai yếu tố trên.

Từ khóa: Các cấu thành giá trị tài sản thương hiệu, điện thoại di động thông minh, giá trị tài sản thương hiệu, tác động của các yếu tố cấu thành

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BÁN LẺ THỜI TRANG MAY MẶC TẠI HÀ NỘI

TS. Lục Thị Thu Hường – Bộ môn Logistic Kinh doanh

ThS. Nguyễn Thị Đông – Bộ môn Quản trị chất lượng

 

TÓM TẮT

            Xây dựng và phát triển thương hiệu bán lẻ thời trang may mặc đòi hỏi phải có cách tiếp cận sáng tạo và có sự đầu tư phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực dịch vụ bán lẻ và với hành vi mua sản phẩm thời trang của khách hàng. Thị trường bán lẻ thời trang may mặc tại Hà Nội đang có những thay đổi rất năng động với sự hiện diện của rất nhiều đơn vị lớn nhỏ khác nhau cùng cạnh tranh khá gay gắt

            Với định hướng mang tính lí thuyết và phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết này tổng hợp các tài liệu quốc tế về quy trình và công cụ xây dựng thươnghiệu đối với doanh nghiệp bán lẻ thời trang may mặc. Bài viết cũng mô tả khái quát về thị trường bán lẻ thời trang may mặc ở Thủ đô cũng như thực trạng xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp bán lẻ thời trang nội địa trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và hành vi mua của khách hàng hiện nay.

Từ khóa: thương hiệu, bán lẻ, thời trang may mặc, Hà Nội

 

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI HÀNG TƯ LIỆU SẢN XUẤT TẠI QUẢNG NINH

TS. Nguyễn Thị Hồng Loan

Bộ môn Kinh tế cơ sở - Đại học Mỏ Địa chất

 

TÓM TẮT

Với đặc thù của doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh nói riêng như: tương đối thường xuyên thay đổi danh mục, chủng loại hàng hóa; các dịch vụ dễ bị bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh; các sản phẩm của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh đã đạt đến mức độ khó có thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm, doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu không chỉ đảm bảo uy tín của DN mà còn đảm bảo tính ổn định, giảm rủi ro, tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn đối với doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh cho thấy các doanh nghiệp có nhận thức về vai trò của thương hiệu nhưng còn lúng túng khi xác định các định hướng phát triển thương hiệu. Bài báo phân tích các yếu tố cấu thành thương hiệu và đề xuất một số định hướng trong phát triển thương hiệu đối với doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh.

Từ khóa:Thương hiệu, hàng tư liệu sản xuất, Quảng Ninh

 

LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐỒNG THƯƠNG HIỆU XU HƯỚNG MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

TS. Phạm Văn Kiệm

Viện NC Chiến lược, Chính sách Công Thương

Ths. Vũ Thị Như Quỳnh

Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT:

Đồng thương hiệu (co-branding) là một xu hướng kinh doanh mới được hình thành và phát triển tại Việt Nam nhưng được rất nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm tìm hiểu. Bằng cách đi sâu phân tích các khái niệm và yếu tố tác động đến lựa chọn đối tác đồng thương hiệu cũng như tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trong nước, bài viết đã chỉ ra khung lý thuyết cho cấu trúc đồng thương hiệu và thực trạng hoạt động này trên thị trường Việt Nam hiện nay. Từ đó bài viết đề xuất các giải pháp phù hợp để lựa chọn đối tác đồng thương hiệu và thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả.

Từ khóa:đối tác, đồng thương hiệu, thương hiệu trung tâm

 

LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

TS. Phạm Quang Sỹ

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

 

TÓM TẮT

Hoạt động liên kết thương hiệu (Brand Association - LKTH) trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) giúp tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đạt mục đích phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH). Đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cần thống nhất quan điểm xây dựng LKTH là đầu tư lâu dài để phát triển bền vững và thân thiện với khách hàng; quan điểm tạo sự khác biệt, tạo điểm nhấn về thương hiệu của NH hướng tới giành lợi thế cạnh tranh; đồng thời thực hiện đồng bộ các yếu tố nhận biết về LKTH, các lợi ích cốt lõi và đặc biệt chú trọng các yếu tố tạo nên LKTH.

Bài viết nhằm làm sáng tỏ các nội dung về LKTH như: Tiếp cận về thương hiệu và LKTH, các lựa chọn LKTH và các công cụ chủ yếu tạo dựng LKTH, vấn đề triển khai liên kết và mối quan hệ tương hỗ giữa LKTH và định vị thương hiệu, cảm nhận của khách hàng và đo lường các LKTH.

     Từ khóa:Liên kết thương hiệu (LKTH), Phát triển liên kết thương hiệu, Ngân hàng thương mại (NHTM)

 

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢNG CÁO VÀ XÚC TIẾN BÁN ĐẾN NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VÀ LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỚI THƯƠNG HIỆU ĐIỆN MÁY XANH

ThS. Vũ Phương Anh

                                                                                                Trường Đại học Thương mại

                                                                                               

TÓM TẮT

            Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu sự tác động của hai yếu tố quan trọng của truyền thông Marketing là quảng cáo và xúc tiến bán tới mức độ nhận biết thương hiệu và liên tưởng thương hiệu - hai giai đoạn đầu của tài sản thương hiệu với điển hình nghiên cứu tại Điện Máy Xanh. Kết quả cho thấy một sự tác động tích cực giữa quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, tới mức độ nhận biết thương hiệu. quảng cáo tại điểm bán có tác động tích cực tới liên tưởng thương hiệu. Các hoạt động xúc tiến bán ( bao gồm cả xúc tiến bán có yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ) tác động nhiều hơn tới mức độ liên tưởng thương hiệu hơn là mức độ nhận biết thương hiệu.

Từ khoá: "Quảng cáo", "Xúc tiến bán"," Nhận biết thương hiệu","liên tưởng thương hiệu"

 

 

 

 

 

 

VAI TRÒ NHÃN HIỆU, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH MUA. MÍNH CHỨNG VỚI THỰC PHẨM HỮU CƠ

ThS. Nguyễn Hiền Anh

Khoa Marketing, Đại học Thương mại

 

 

Tóm tẮt

Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận biết nhãn hiệu, nhận thức về chất lượng sản phẩm, lòng trung thành nhãn hiệu, và ý định mua của người tiêu dùng.Nghiên cứu được tiến hành đối với người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ (TPHC) trên địa bàn Hà Nội bằng hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp tại những điểm bán và giới thiệu sản phẩm TPHC. Dữ liệu sử dụng trong kết quả nghiên cứu dựa trên 153 bảng hỏi hợp lệ thu về trên tồng số 250 bảng hỏi phát ra. Để kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 chạy mô hình hồi quy. Kết quả thu được từ nghiên cứu: (1) có mối quan hệ giữa nhận biết nhãn hiệu, nhận thức về chất lượng sản phẩm, lòng trung thành nhãn hiệu, ý định mua, (2) nhận thức về chất lượng sản phẩm tác động lên lòng trung thành nhãn hiệu theo chiều thuận, (3) nhận thức về chất lượng sản phẩm điều chỉnh quan hệ giữa nhận biết nhãn hiệu và ý định mua, (4) lòng trung thành nhãn hiệu điều chỉnh quan hệ giữa nhận biết nhãn hiệu và ý định mua. Nghiên cứu đề xuất những nhà sản xuất và phân phối TPHC cần đầu tư xây dựng nhãn hiệu và xây dựng các chương trình marketing nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng đối với người tiêu dùng.Khi người tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu, họ sẽ trung thành hơn với nhãn hiệu đó, kết quả sẽ dẫn người tiêu dùng có ý định mua sản phẩm cao hơn. Đồng thời các doanh nghiệp cần nghiên cứu cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, và tích hợp chất lượng sản phẩm vào một trong những dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu.

Từ khóa:Nhận thức về Thương hiệu, Nhận thức Chất lượng, Sự trung thành của Thương hiệu, Ý định Mua

 

 

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU CỦA BRAND FINANCE

ThS. Lê Thị Duyên

Bộ môn Quản trị thương hiệu

 

TÓM TẮT

Hiện có nhiều phương pháp định giá tài sản vô hình nói chung cũng như thương hiệu nói riêng được sử dụng bởi nhiều công ty chuyên biệt về định giá cũng như bởi các chuyên gia định giá như Brand Finance, Interbrand. Brand Finance là công ty duy nhất sở hữu phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn quốc tế về định giá thương hiệu - ISO 10668. Kết quả định giá thương hiệu của Brand Finance là kết quả duy nhất được sử dụng chính thức trong những phán quyết về luật pháp liên quan đến tài sản thương hiệu.Bài viết tập trung tìm hiểu về các quy định của Tiêu chuẩn quốc tế về định giá thương hiệu – ISO 10668 và quy trình định giá thương hiệu của Brand Finance nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về phương pháp định giá thương hiệu mà Brand Finance áp dụng.

            Từ khoá:Định giá thương hiệu, Brand Finance

 

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP

TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ

ThS.Phạm Thị Huyền

Bộ môn Logistics KD, Khoa Marketing, ĐH Thương mại

 

TÓM TẮT

Mỗi thị trường và mỗi ngành công nghiệp đang chứng kiến sự chuyển giao mạnh mẽ sang thời đại kỹ thuật số với tốc độ thay đổi đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết... Là một doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt trong thời đại hội nhập và kỷ nguyên công nghệ số, các doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố này để thúc đẩy doanh số cũng như xây dựng thương hiệu.Bài viết này cung cấp cái nhìn khái quát về thực trạng xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam mới thành lập trong thời đại công nghệ số đang diễn ra mạnh mẽ, đồng thời đưa ra một vài gợi ý giúp các doanh nghiệp có thể thích nghi với điều kiện hiện tại để xây dựng thương hiệu thành công.

Từ khóa: công nghệ số, doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng thương hiệu

 

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HAPRO BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGHIỆP VIỆT NAM

Đoàn Ngọc Ninh

BM Logistics KD, Khoa Marketing, ĐH Thương mại

 

TÓM TẮT

Phát triển thương hiệu là một trong những đòi hỏi sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang loay hoay từ nhận thức về thương hiệu cho tới cách thức xây dựng và phát triển thương hiệu như thế nào. Nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu tại tổng công ty thương mại Hà Nội đánh giá những thành công trong việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp này làm bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Bài viết tập trung vào các nội dung, về cơ sở lý luận nghiên cứu tổng hợp và làm rõ một số quan điểm về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Từ đó đưa ra cách tiếp cận của bài viết phù hợp với nội dung và đối tượng nghiên cứu. Về thực tiễn, dựa trên cơ sở lý luận, nghiên cứu đã tìm hiểu cụ thể thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu tại công ty thông qua quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu gồm năm giai đoạn: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu định vị thương hiệu, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, truyền thông thương hiệu và đánh giá thương hiệu. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những thành công trong công tác phát triển thương hiệu tại Hapro, từ đó nhân rộng, làm bài học kinh nghiệm gắn với phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiên hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Từ khoá: Doanh nghiệp Việt Nam, HAPRO, Phát triển thương hiệu

 

CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG NỮ GIỚI VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CÔNG SỞ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY

Th.S Nguyễn Thị Kim Oanh

Trường Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

            Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng trong lĩnh vực thời trang để tạo ra sức hút với khách hàng, kích thích khách hàng có những hành vi mua lặp lại, trung thành hơn với các thương hiệu thời trang. Bài viết này tập trung nghiên cứu về cảm nhận và sự yêu thích của khách hàng nữ giới về các thương hiệu thời trang công sở trên thị trường Hà Nộidựa trên lý thuyết về mô hình CBBE xây dựng giá trị thương hiệu dựa trên cảm nhận của khách hàng. Đối tượng nghiên cứu là nữ giới có độ tuổi từ 24-40, thu nhập ở khá, thường xuyên mua các sản phẩm thời trang của ba thương hiệu Eva de Eva, IVY Moda, H&T Fashion. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận của khách hàng với thương hiệu thời trang dựa trên các yếu tố: phong cách và mẫu mốt của thương hiệu thời trang, kiểu dáng thiết kế sản phẩm mang thương hiệu, chất liệu và chi tiết của sản phẩm, chất lượng dịch vụ bán hàng online các sản phẩm mang thương hiệu thời trang, thái độ của nhân viên bán hàng ở các cửa hàng, giá và các chương trình giảm giá sản phẩm của các thương hiệu thời trang.

Từ khóa:Cảm nhận của khách hàng, thương hiệu thời trang công sở, nữ giới Summary

 

 

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ThS. Đào Cao Sơn

Bộ môn Quản trị thương hiệu

 

TÓM TẮT

Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu thời gian qua được quan tâm, bàn luận rất sôi nổi từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại cho tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, cùng các nghiên cứu của nhiều chuyên gia về thương hiệu nhưng thực tế, thương hiệu vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ, e dè khi bắt tay vào quá trình tạo dựng thương hiệu một cách bài bản. Do đó, những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu luôn hiện hữu và dường như không thể tránh khỏi. Điều này tồn tại ở rất nhiều nhóm sản phẩm trong đó có thủ công mỹ nghệ.Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua mặc dù được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng nhưng kim ngạch xuất khẩu không cao, sản phẩm không thể phát triển, không đem lại lợi ích kinh tế cao do không xây dựng được thương hiệu của mình. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển thương hiệu là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Từ khoá: Thương hiệu, thủ công mỹ nghệ

 

 

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU

Thạc sỹ Lại Tiến Mạnh

Công ty cổ phần MIBrand Việt Nam

 

TÓM TẮT

            Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp số71/2014/QH13,bắt đầu từ tháng 01/2015 mức khống chế 15% chi phí quảng cáo, tiếp thị được gõ bỏ hoàn toàn. Do đó, yêu cầu quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải xây dựng hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu để duy trì lợi thế cạnh tranh. Liên quan đến vấn đề truyền thông thương hiệu, thì công việc đo lường hiệu quảcủa hoạt động này được đánh giá là một trong những chủ đề quan trọng nhất đối với cả giới học thuật lẫn kinh doanh. Với phương pháp đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu đúng đắn sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được giá trị thương hiệu, có cơ sở xây dựng chiến lược thương hiệu trong tương lai, tối đa hóa hiệu quả Marketing, giảm thiểu chi phí thừa và xem xét khả năng mở rộng thương hiệu. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả truyền thông thương hiệu nhìn từ quan điểm của người tiêu dùng là vô cùng cần thiết.Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một thang đo hiệu quả truyền thông thương hiệu nào có định hướng từ khách hàng. Do vậy, trong bài viết này, tác giả sẽtập trung giới thiệu phương pháo đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu định hướng khách hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nay.

Từ khoá: Truyền thông thương hiệu

 

NÂNG CAO HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU CỦA CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH VINMART+- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Th.S Nguyễn Bảo Ngọc

Trường Đại học Thương mại

TÓM TẮT

Định vị thương hiệu doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bán lẻ nói riêng tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và gia tăng giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu đã, đang và sẽ là giải pháp then chốt đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp dưới tác động của những điều kiện của hội nhập quốc tế và trên thị trường bán lẻ Việt Nam với mức hấp dẫn cạnh tranh cao hiện nay. Trong điều kiện và tình thế đó với chuỗi cửa hàng tiện ích cần thiết có một nghiên cứu khách quan toàn diện và trực tiếp.

Từ khóa: Hình ảnh thương hiệu, chuỗi cửa hàng tiện ích và Vinmart+.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ 2

Thương hiệu với môi trường kinh doanh và cạnh tranh

 

 

 

NGHIÊN CỨU YẾU TỐ THÚC ĐẨY VÀ CẢN TRỞ Ý ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG TỪ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

TS Phạm Hồng Hoa1; TS Hồ Chí Dũng2, TS. Nguyễn Hoài Long 3

Đại học Kinh tế - ĐHQGHN2; ĐH Kinh tế Quốc dân 1, 3

 

TÓM TẮT

Cho vay tiêu dùng hiểu theo nghĩa chung nhất là các khoản cho vay nhỏ cho khách hàng cá nhân để sử dụng vào mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Loại hình tín dụng này được nhận định là mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và cả nền kinh tế. Tuy nhiên,nhiều người dân vẫn còn e ngại khi vay từ các tổ chức chính thức mà thay vào đó, họ vẫn giữ thói quen vay của người thân hoặc các tổ chức tín dụng không chính thức như: tiệm cầm đồ, các nhóm hụi họ, thậm chí là tín dụng đen. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay và các cản trở vay từ các tổ chức chính thức của người dân Việt Nam.

Nghiên cứu này được thiết kế dựa trên khung lý thuyết về Thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behavior). Trên cơ sở khung lý thuyết TPB những yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở vay từ tổ chức chính thức được xác định làm cơ sở thiết kế nghiên cứu định tính. Chúng tôi đã phỏng vấn sâu một số người tiêu dùng để bổ sung và làm rõ các yếu tố đưa vào khảo sát chính thức. Dữ liệu từ khảo sát đã được đưa vào mô hình phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy vay từ tổ chức chính thức gồm có: chính sách cho vay và sự gần gũi/thân thiện của nhà cung cấp; c̣n yếu tố cản trở nhiều nhất thuộc về nhóm nhận thức/hiểu biết về sản phẩm. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quan điểm vay của người dân đã dịch chuyển, từ quan điểm cố hữu “có đến đâu dùng đến đấy” sang “vay để tiêu dùng trước rồi trả dần sau”. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra những gợi ý cho hoạt động marketing nhằm xây dựng thương hiệu cho dịch vụ vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng.

Từ khoá:vay tiêu dùng, ý định vay tiêu dùng, tổ chức tín dụngchính thức, hành vi vay tiêu dùng

 

TỰ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THEO CÁC TIÊU CHÍ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Th.S Phùng Mạnh Trường

Viện Tiêu chuẩn chất lượng VN-Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

TÓM TẮT 

Giải thưởng chất lượng không chỉ được thiết kế để thể hiện các tiêu chí và quy trình với mục đích tôn vinh về chất lượng cho các doanh nghiệp mà còn được sử dụng như một công cụ Tự đánh giá cho các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả của hệ thống quản lý, định hướng đến sự cải tiến và đổi mới liên tục; nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Mô hình tự đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý theo các tiêu chí Giải thưởng chất lượng, đã từ lâu được các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận là một công cụ cải tiến chất lượng, cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến, qua đó giúp doanh nghiệp có cơ sở để so sánh cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đồng thời cho thấy sự tiến bộ đạt được trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, cũng như tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng tương lai của doanh nghiệp.

Từ khóa:Chất lượng, giải thưởng chất lượng quốc gia, tiêu chí đo lường, tự đánh giá, giá trị thương hiệu.

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Th.S Nguyễn Trung Hiếu

Sở Ngoại Vụ Hải Phòng

TÓM TẮT

Trong bối cảnh thị trường logsitics đang có sự tăng trưởng lớn minh chứng bằng việc ra đời của hàng hoạt các doanh nghiệp logistics lớn nhỏ tại Việt Nam hiện nay, xây dựng thương hiệu cho riêng mình là hướng đi được nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn để khẳng định mình trên thương trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế khác. Bài viết nghiên cứu các yếu tố quyết định thành công về thương hiệu của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 yếu tố có tác động tích cực đến sự thành công của thương hiệu ở ngưỡng thống kê 95%; cụ thể gồm: Chất lượng dịch vụ, Định hướng môi trường, Quy trình nội bộ, Đặc điểm tổ chức nội tại, Năng lực lãnh đạo, Nguồn nhân lực, và Hoạt động phân phối.Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp hướng đến hai nhóm đối tượng là các doanh nghệp logistics Việt Nam và các cơ quan hữu quan của chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hình ảnh của mình trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

Từ khóa: doanh nghiệp logistics, logistics, thương hiệu, thành công, Việt Nam.

 

 

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC XANH VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THƯƠNG HIỆU ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG NỘI THÀNH HÀ NỘI

Th.S Bùi Thị Thu

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

TÓM TẮT

            Nhận thức của người tiêu dùng và độ tin cậy của thương hiệu về các sản phẩm xanh ngày càng có có vai trò to lớn trong các chiến lược marketing xanh.Các yếu tố này là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố nhận thức xanh (nhận thức về môi trường, sản phẩm xanh, giá và thương hiệu) và độ tin cậy của thương hiệu đối với quyết định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi 250 NTD nội thành Hà Nội đã chỉ ra rằng có ba biến độc lập : nhận thức về giá, nhận thức về hình ảnh thương hiệu và độ tin cậy của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng nội thành Hà Nội. Đồng thời cũng chưa tìm thấy được mối quan hệ nào của nhận thức về môi trường và nhận thức về sản phẩm xanh đến hành vi này của họ. Các phát hiện này có thể mang lại những hiểu biết mới hơn về mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam đến sản phẩm xanh và vấn đề môi trường nói chung.

Từ khóa: nhận thức xanh, độ tin cậy của thương hiệu, quyết định mua của khách hàng

 

GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Ths. Đào Lê Đức  và Nguyễn Thị Ngọc Anh

Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Số lượng các trường đại học trong nước mỗi năm lại tăng thêm đang đẩy sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học trở nên lớn hơn. Người dân hiện nay đang có nhiều sự lựa chọn cho con đường phát triển của mình hay của người thân như du học hay xuất khẩu lao động. Điều này đã tác động mạnh tới chiến lược phát triển dài hạn của các trường đại học trong nước. Để có thể thu hút được người học, cũng như nâng tầm vị thế trong lĩnh vực giáo dục, các trường đại học cần nâng cao được giá trị thương hiệu lên. Mạng xã hội là một phương tiện hữu hiệu cho các trường đại học sử dụng để truyền thông thương hiệu trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang đẩy nhanh tốc độ như hiện nay. Thông qua nghiên cứu, bài viết xác định những ảnh hưởng từ truyền thông mạng xã hội tới tới những yếu tố của giá trị thương hiệu như nhận thức thương hiệu, liên kết thương hiệu, trung thành thương hiệu và chất lượng cảm nhận của các trường đại học. Qua đó, định hướng một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông mạng xã hội tại các trường đại học để gia tăng giá trị thương hiệu của các trường.

Từ khóa: Truyền thông mạng xã hội, marketing, đại học, giáo dục, giá trị thương hiệu

 

 

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM

NCS Nguyễn Hoàng Giang

Khoa Marketing - Trường ĐH Thương mại

 

TÓM TẮT

Chiến lược thương hiệu (CLTH) giúp các doanh nghiệp (DN) may Việt Nam phát triển ổn định và cạnh tranh với các DN nước ngoài trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết kỳ vọng đưa ra những gợi ý về CLTH của các DN may Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là nghiên cứu thứ cấp nhằm hệ thống hóa lý thuyết; tổng hợp và phân tích dữ liệu qua kết quả điều tra ngẫu nhiên 152 khách hàng. Bài viết đã xác lập được bốn nội dung cơ bản của CLTH; Mô tả thực trạng CLTH May Việt Tiến và đo lường tài sản thương hiệu tổng thể dựa trên khách hàng của Việt Tiến; Đánh giá sáu thành công, năm hạn chế trong CLTH May Việt Tiến; Và đưa ra tám gợi ý CLTH của DN may Việt Nam.

Từ khóa: Chiến lược thương hiệu, tài sản thương hiệu, marketing, doanh nghiệp may, thương hiệu Việt Tiến.

 

HỆ THỐNG CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH VÀ CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC CUNG ỨNG DỊCH VỤ GÓP PHẦN NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TS.Phùng Thị Thủy

Khoa Marketing-Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Trong 7 biến số marketing mix, biến số phân phối và tập trung vào hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng và các điểm tiếp xúc cung cấp dịch vụ là một trong các biến số được cho là có nhiều tác động đến trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng và góp phần nhận diện. nâng cao giá trị thương hiệu của NHTM. Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm tiếp xúc cung ứng dịch vụ của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây, nhận diện xu hướng phát triển hệ thống CN&PGD, các điểm tiếp xúc cung ứng dịch vụ của NHTM trong trong thời gian tới và đưa ra một số đề xuất.

Từ khóa: Ngân hàng thương mại, hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch, thương hiệu

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG

BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM

Ths. Đào Thị Dịu

BM Quản trị Thương Hiệu-ĐH Thương mại

TÓM TẮT

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đã chuyển từ tập trung bán buôn (với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp) sang bán lẻ (đối tượng là khách hàng cá nhân) để giúp ngân hàng có thể tồn tại và phát triển phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng bán lẻ, đòi hỏi việc định vị thương hiệu, khẳng định vị trí của mình trên thị trường mục tiêu, với khách hàng mục tiêu là việc làm rất quan trọng. Định vị thương hiệu là một trong những bước quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu, khái niệm, vị trí và các nhân tố ảnh hưởng đến định vị thương hiệu nói chung và định vị thương hiệu ngân hàng nói riêng vẫn luôn là vấn đề mà các nhà quản trị thương hiệu quan tâm. Mục tiêu của bài viết này hướng đến việc phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến định vị thương hiệu ngân hàng bán lẻ Việt Nam hiện nay dựa trên những nhận định chung về định vị thương hiệu, vị thế và vai trò của định vị thương hiệu.

Từ khóa: định vị thương hiệu, thương hiệu, ngân hàng bán lẻ

 

CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (ARTIFICIAL INTELLIGENCE) VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC MARKETING NHẰM NÂNG CAO ƯU THẾ CẠNH TRANH THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

Ths. Lê Thị Hoài và TS Chử Bá Quyết

                                                            Khoa Thương mại Điện tử-Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Trí tuệ nhân tạo tạo từng được biết đến qua cuộc đua giữa con người và trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi như cờ vây, cờ vua, game online, hay thậm chí cả các cuộc đố vui. Nếu như trước đây chúng ta chỉ thấy được những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo qua các trò chơi phổ biến, thì gần đây công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ điều khiển học, dịch thuật, học tập, suy luận, cho đến kinh doanh hay marketing.

Trong lĩnh vực marketing, trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng rộng rãi trong thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu lớn về khách hàng, tìm kiếm thông minh, tối ưu hóa quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngày nay các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã từng bước ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực marketing để nâng cao ưu thế cạnh tranh thương hiệu cho doanh nghiệp như Apple, IBM, Microsoft, Facebook…, và những ứng dụng này cũng mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh thương hiệu trên thị trường.

Trong bài viết này, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo như lịch sử hình thành, khái niệm, và đặc biệt là vai trò của nó trong lĩnh vực marketing thông qua nghiên cứu tình huống cụ thể đó là phần mềm Lucy của Aquals3. Từ đó gợi ý một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ khóa:Trí tuệ nhân tạo, Marketing, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thương hiệu doanh nghiệp

 

VẤN ĐỀ AN NINH THƯƠNG HIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10

Ths. Bùi Phương Linh

                                                                        Khoa Marketing-ĐH Thương mại

 

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, vấn đề an ninh thương hiệu tại các doanh nghiệp cần đuợc hết sức chú trọng. Bài viết chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp đề phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề an ninh thương hiệu tại Tổng công ty May 10 trên ba khía cạnh: an toàn, ổn định và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường an ninh thương hiệu cho các sản phẩm của TCT May 10.

Từ khóa:an ninh doanh nghiệp, an ninh phi truyền thống, an ninh thương hiệu, phát triển bền vững, TCT May 10.

 

LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC HÀNG TIÊU DÙNG NHANH

Ths. Khúc Đại Long

                                                BM. Quản trị Thương Hiệu-Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Với những lợi thế nhất định về nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong nước đang tăng trưởng tốt và trở thành đối thủ cạnh tranh “ngang ngửa” với các công ty đa quốc gia trên thị trường. Một chiến lược định vị thương hiệu phù hợp với lĩnh vực hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp FMCG Việt Nam khẳng định được vị thế, nâng cao được sức cạnh tranh và gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường. Bài viết này phân tích vai trò của hoạt động định vị thương hiệu trong việc góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp đồng thời đánh giá những thực trạng về quá trình định vị thương hiệu của các doanh nghiệp FMCG Việt Nam từ đó đề xuất một số gợi ý lựa chọn phương thức định vị thương hiệu phù hợp nhằm nâng cao giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.

Từ khóa: ngành hàng tiêu dùng nhanh, định vị thương hiệu, ý tưởng định vị, lựa chọn định vị thương hiệu

 

 

NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

BẰNG TRUYỀN THÔNG ĐA KÊNH

ThS. Ngạc Thị Phương Mai

Khoa Marketing – Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

            Trong bối cảnh thị trường mở cửa với sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với các đối tượng mục tiêu, tuy nhiên, điều quan trọng làm nên giá trị thương hiệu bền vững chính là tạo ra sự trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng. Bài viết dùng phương pháp nghiên cứu định tính, qua tổng hợp dữ liệu thứ cấp, đưa ra một số luận giải và gợi ý giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu trong thời đại mới. Một số kết quả chính đạt được:(1) Khái quát một số cơ sở lý luận về giá trị thương hiệu, trải nghiệm khách hàng với thương hiệu và truyền thông thương hiệu. (2) Mô hình hóa và giải pháp hóa mối quan hệ giá trị thương hiệu, trải nghiệm khách hàng và truyền thông đa kênh.

Từ khóa: Đa kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐỂ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRONG HỆ HỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

ThS Trần Phương Mai

BM Quản trị chất lượng -Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Siêu thị là một trong những kênh phân phối hàng nông sản quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống siêu thị càng có uy tín, người tiêu dùng càng tin tưởng tiêu thụ hàng hóa, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Việc tập trung cho xây dựng hình ảnh thương hiệu của các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội nói riêng không thể thiếu được các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc xử lý triệt để chất thải trong quá trình kinh doanh hàng nông sản không chỉ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện trách nhiệm xã hội mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu nông sản thực phẩm nói riêng và giá trị thương hiệu của toàn bộ hệ thống siêu thị nói chung.

Từ khóa: Quản lý chất thải, Xử lý chất thải, Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm,  giá trị thương hiệu

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HƯỚNG TỚI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

ThS. Bùi Lan Phương

Khoa Marketing – ĐH Thương mại

 

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu về những khó khăn trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Thông qua hai ví dụ điển hình là công ty Vinamilk (Việt Nam) và Shiseido (Nhật Bản) để thấy được sự thành công trong việc tạo dựng thương hiệu tại thị trường nước ngoài cần phải hội tụ những điều kiện gì. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhận thức đúng hơn về vai trò, tầm quan trọng và các yếu tố cần thiết để xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới thị trường nước ngoài.

Từ khóa:xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu, quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, thị trường nước ngoài.

LIÊN MINH THƯƠNG HIỆU CHIẾN LƯỢC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG MỚI VÀ CÔNG CỤ ĐỊNH VỊ

Ths. Nguyễn Thị Vân Quỳnh

BM Quản trị thương hiệu-Đại học Thương mại

TÓM TẮT

Liên minh thương hiệu đã xuất hiện trong hai thập kỷ qua như một hình thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều thương hiệu đã được thành lập và đã mở rộng thành một chiến lược kinh doanh bao gồm cả ngành sản xuất và dịch vụ.Chiến lược này có các hình thức khác nhau; hình thức phổ biến nhất là đồng thương hiệu liên quan đến việc liên kết một sản phẩm với nhiều thương hiệu. Một cách khác để tạo ra một liên minh thương hiệu là nhượng quyền thương hiệu, trong đó một doanh nghiệp có được quyền sử dụng thương hiệu thuộc sở hữu của một doanh nghiệp khác cho một dự án hoặc hoạt động cụ thể theo hợp đồng hoặc hợp đồng nhượng quyền. Cách tiếp cận phổ biến thứ ba được gọi là tiếp thị chéo, và điều này hàm ý việc tạo ra một chiến dịch tiếp thị chung cho phép hai hoặc nhiều công ty quảng bá lẫn nhau và do đó mở rộng cơ sở khách hàng tiềm năng của họ.

Nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để thể hiện sự hợp tác tiếp thị giữa các nhãn hiệu (liên minh thương hiệu, đồng thương hiệu, tiếp thị chung, quảng bá chéo, thương hiệu chung ...) , với sự đa dạng của các hình thức mà hoạt động hợp tác này có thể thực hiện. Do đó, rất khó để hạn chế khái niệm liên minh thương hiệu với một định nghĩa đơn nhất và thống nhất.

 Từ khóa:Liên minh thương hiệu, chiến lược thương hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ 3

Thương hiệu với các lĩnh vực chức năng trong kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử của doanh nghiệp

 

 

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG NHANH

PGS. TS An Thị Thanh Nhàn

Bộ môn logistics kinh doanh - Khoa Marketing

 

TÓM TẮT:

Phát triển thương hiệu là một trong những nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp và sản phẩm ở mọi nơi, mọi lúc.Tạo dựng và nâng cao giá trị thương hiệu luôn là chỉ dấu về sự thành công chắc chắn, lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.Giá trị thương hiệu của mỗi sản phẩm luôn khẳng định vị thế của nó trong tâm trí khách ang, do đó các công cụ marketing luôn là lời giải ang đầu cho những thương hiệu thành công.Tuy nhiên, ngày nay các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm các cách thức kinh doanh mới để đạt được lợi thế cạnh tranh và khẳng định giá trị thương hiệu của mình một cách năng động, ang tạo và hiệu quả.Quản trị chuỗi cung ứng là một trong những giải pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu này.

Bài viết tập trung vào phân tích và so sánh những yếu tố quyết định thành công về ứng dụng phương pháp quản trị chuỗi cung ứng của hai thương hiệu thời trang nhanh có tốc độ ang trưởng về giá trị thương hiệu ang đầu thế giới là Zara và H&M. Qua đó khẳng định vai trò và lợi ích của lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng với mục tiêu gia ang giá trị thương hiệu nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa. Đồng thời cũng nhấn mạnh vào tính linh hoạt và ang tạo, khả năng ứng dụng phong phú của phương pháp quản lý chuỗi cung ứng vào các điều kiện và tình huống thương hiệu thực tế để đạt được những mục tiêu mong muốn.

Từ khóa: Chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, thương hiệu, giá trị thương hiệu, thương hiệu thời trang nhanh

 

 

CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG – CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

PGS. TS Đỗ Thị Ngọc

Bộ môn Quản trị Chất lượng - Khoa Marketing

 

TÓM TẮT

Cải tiến liên tục vừa là triết lý vừa giải pháp được hỗ trợ bằng các công cụ để biến đổi công ty từng bước trở thành một tổ chức có hệ thống quản lý tốt hơn và tinh gọn hơn, nhờ đó mà giảm được chi phí vận hành, tác nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động, thỏa mãn khách hàng cao hơn và phát triển thương hiệu tốt hơn.Vấn đề cốt lõi ở đây là xây dựng một hệ thống quản lý có thể giảm chi phí của sản phẩm mà vẫn đạt được chất lượng tốt dựa trên cách tiếp cận cải tiến liên tục (Kaizen) nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và quá trình trong hệ thống.Bài viết này tập trung trình bày khái quát về cải tiến liên tục và thực trạng thực hiện dự án cải tiến liên tục để duy trì và phát triển thương hiệu tại một số doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cải tiến liên tục để phát triển bền vững thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nước ta trong thời đại phát triển mới.

Từ khóa:Cải tiến liên tục, Kaizen, chất lượng, năng suất, hiệu quả, thương hiệu, phát triển bền vững.

 

 

 

 

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

PGS.TS. Ngô Phúc Hạnh

Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

TÓM TẮT

Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm gần 98% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội.Trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đó, hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp thường tập trung mọi sức lực cho việc huy động vốn để sản xuất và phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và thị trường mà ít đầu tư xây dựng thương hiệu vì họ luôn nghĩ rằng việc ấy vừa phức tạp lại tốn kém.Nhìn dưới một góc độ khác, một doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn cần xem việc xây dựng thương hiệu là một nhiệm vụ trọng tâm và dành cho nó sự quan tâm thỏa đáng vì doanh nghiệp có thể sở hữu một sản phẩm mới, thậm chí đi tiên phong nhờ tính sáng tạo cao, nhưng nếu không tạo được một nền tảng vững chắc để truyền bá giá trị này đến với thị trường thì khó có thể tiến xa được. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả sẽ đề cập đến thực trạng  thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam qua kết quả phân tích điều tra 180 doanh nghiệp nhỏ và vừa và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng được thành công các giải pháp này.

Từ khóa: Thương hiệu; doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

 

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG HIỆU HÀNG HÓA VÀ DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Đoàn Lê Khoa

Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại - Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

 

TÓM TẮT

Từ năm 2000 trở lại đây, hoạt động xúc tiến thương hiệu của tỉnh Yên Bái đã được quan tâm đầu tư; nhờ đó hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng và phát triển các thương hiệu hàng hoá và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến thương hiệu hàng hoá và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn vừa qua, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho thời gian tới.

Từ khóa: Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái, thương hiệu, xúc tiến thương mại

 

 

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÀO TẠO NGÀNH MARKETING CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

TS. Trần Thị Thập

Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông

 

TÓM TẮT

            Nghiên cứu này góp phần luận giải cơ sở lý thuyết về định vị thương hiệu trong lĩnh vực đào tạo đại học. Thông qua việc thu thập, tổng hợp thông tin thứ cấp và sử dụng phương pháp "quan sát không tham dự" dựa trên điều kiện công tác của bản thân (tại Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông), tác giả thực hiện phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến định vị thương hiệu sản phẩm đào tạo ngành Marketing của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) giai đoạn 2013 đến nay. Trên cơ sở đó đánh giá việc triển khai định vị thương hiệu sản phẩm đào tạo ngành Marketing của PTIT và rút ra những khuyến nghị đối với việc định vị thương hiệu trong lĩnh vực đào tạo đại học nói chung, định vị thương hiệu sản phẩm đào tạo ngành Marketing của PTIT nói riêng trong thời gian tới. Về phạm vi, giới hạn nghiên cứu liên kết thương hiệu phục vụ cho tuyên bố định vị.

Từ khóa:đào tạo đại học; định vị thương hiệu; marketing.

 

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ BỀN VỮNG UTZ ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ ĐẮK LẮK

Ths. Nguyễn Thị Khánh Quỳnh

Bộ môn Quản trị Chất lượng, Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Áp dụng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nhằm phát triển nông nghiệp bền vững là một xu hướng đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm áp dụng trong những năm qua. Có khá nhiều các tiêu chuẩn của các tổ chức, hiệp hội ban hành như UTZ CERTIFIED, 4C - Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - Common Code for Coffee Community, Liên Minh Rừng Mưa - RainForest, Hữu Cơ - Organic... Đối với mặt hàng nông sản chè và cà phê thì tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED là một trong những tiêu chuẩn uy tín, được công nhận và phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây. Nắm bắt được xu thế này, UBND  tỉnh Đắk Lắk đã có những chương trình thúc đẩy các các hộ nông dân phát triển cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn trên, trong đó ưu tiên khuyến khích các hộ áp dụng tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED để nâng cao giá trị thương hiệu và cơ hội thị trường cho sản phẩm cà phê. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này trong và ngoài nước, để có những số liệu cụ thể hơn về thực trạng áp dụng và đề xuất giải pháp có tính thực tiễn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cà phê bền vững theo UTZ tại tỉnh Đắk Lắc. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát chủ yếu thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên tổng hợp các lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, tiêu chuẩn UTZ, kinh nghiệm của các quốc gia và tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững UTZ, với dữ liệu khảo sát của 105 hộ nông dân đã tham gia mô hình UTZ và 71 hộ chưa tham gia chứng nhận UTZ để so sánh kết quả đạt được của 2 nhóm hộ, rút ra những lợi ích, khó khăn, thuận lợi khi áp dụng mô hình này và đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng phù hợp.

Từ khóa: đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững, cà phê bền vững.

 

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG RAU HỮU CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Đào Thị Nguyệt Thanh

Sở Công thương Quảng Bình

 

TÓM TẮT

An toàn thực phẩm đã và đang trở thành vấn đề lớn của Việt Nam trong thời gian qua. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng nghiêm trọng của dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại thực phẩm tới sức khỏe và đời sống của mình, từ đó nhu cầu tiêu dùng những thực phẩm an toàn ngày một tăng cao. Mặc dù hiện nay đã có nhiều mô hình và các công cụ cũng như kỹ thuật để kiểm soát chất lượng vàđảm bảo an toàn thực phẩm, song vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát một cách phù hợp và hiệu quả. Hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ được gọi là Hệ thống bảo đảm cùng tham gia– PGS (Participatory Guarantee System). PGS là một trong những cơ sở để một tổ chức bên ngoài (thuộc tư nhân hoặc của chính phủ) đảm bảo và đem lại lòng tin cho khách hàng và người tiêu dùng khi sử dụng các nông sản thực phẩm được canh tác theo phương thức hữu cơ. Đó là một cấu trúc hệ thống gồm các tổ chức và con người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm hữu cơ. Bài viết tập trung vào việc hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về chất lượng và kiểm soát chất lượng rau hữu cơ, phân tích thực trạng và kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn PGS vào kiểm soát chất lượng trong chuỗi cung ứng rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng để nâng cao giá trị thương hiệu của các sản phẩm hữu có trên thị trường Hà Nội.

Từ khóa:Chất lượng, kiểm soát chất lượng, thương hiệu, giá trị thương hiệu, rau hữu cơ, hệ thống đảm bảo cùng tham gia, PGS.

 

 

MARKETING MIX NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thu Quỳnh

Đại học Thương mại

TÓM TẮT

            Thương hiệu là một tài sản vô hình đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bởi đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng và hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra. Phát triển thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hoàn thiện marketing mix được coi là một trong những giải pháp chủ chốt.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của ngân hàng nhằm đảm bảo vốn cho quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng. Do phạm vi hoạt động của ngân hàng khá rộng với nhiều nghiệp vụ khác nhau nên trong giới hạn bài viết này, tác giả lựa chọn dịch vụ huy động vốn để nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng marketing mix mà ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã thực hiện đối với dịch vụ huy động vốn hướng tới mục đích phát triển thương hiệu Agribank, bài viết đề xuất bảy nhóm giải pháp hoàn thiện marketing mix nhằm phát triển thương hiệu Agribank trong thời gian tới.

Từ khóa:Marketing mix, thương hiệu, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank

 

 

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN NHẬN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

NCS. Tô Ngọc Thịnh

Khoa Khách sạn du lịch - Trường Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

            Nhượng quyền thương mại về thương hiệu và hoạt động kinh doanh trong kinh doanh khách sạn ngày càng phổ biến ở Việt Nam, cùng với sự tham gia của các tập đoàn khách sạn nổi tiếng hàng đầu thế giới khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Các nghiên cứu về nhượng quyền không phải là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên, các nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về nhượng quyền thương mại về thương hiệu và hoạt động kinh doanh trong kinh doanh khách sạn thì còn khá ít và các dữ liệu thiếu tính cập nhật. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn kinh doanh của các khách sạn nhận nhượng quyền thương hiệu và hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội thông qua việc làm rõ các khái niệm liên quan, chỉ ra các hình thức và các mô hình nhượng quyền thương mại cũng như các lợi ích đối với bên nhận nhượng quyền. Trên cơ sở đó, bài viết gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của các khách sạn nhận nhượng quyền trên địa bàn Hà Nội. Bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được để đưa ra những nhận định, đánh giá nhằm gợi ý giải pháp phù hợp cho các bên liên quan.

Từ khóa: Nhượng quyền thương mại; thương hiệu và hoạt động kinh doanh; kinh doanh khách sạn

 

TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG VỚI THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP TẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Lê Hữu Châu

Trường Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

Cung cấp những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng đang trở thành một lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh thị trường cạnh tranh quyết liệt và hành vi người tiêu dùng có những thay đổi nhanh chóng. Cần làm gì và làm như thế nào để có thể cung cấp trải nghiệm vượt trội cho khách hàng vẫn đang là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp tại thị trường bán lẻ Việt Nam Nội dung bài viết tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng các phần hợp thành trải nghiệm khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp bao gồm: hành trình đi đến trải nghiệm khách hàng, các điểm tiếp xúc với thương hiệu của doanh nghiệptrong tương tác của khách hàng, môi trường trải nghiệm của khách hàng và đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp mang lại trải nghiệm khách hàng tích cực tại thị trường bán lẻ hiện nay.

Từ khóa:Trải nghiệm khách hàng, thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ

 

 

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ

GẮN VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG

ThS. Tăng Thị Hằng Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội

ThS. Vũ Tam Hòa Khoa Kinh tế Luật - Đại Học Thương mại

 

TÓM TẮT

Sản phẩm thủ công của làng nghề truyền thống Việt Nam bên cạnh việc mang lại giá trị thương mại lớn từ xuất khẩu còn là tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của du khách, mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy, phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề gắn với du lịch bền vững trong bối cảnh tự do hóa thương mại hội nhập toàn cầu trở thành yếu tố cạnh tranh căn bản để làng nghề tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở lý thuyết căn bản, mô hình tiếp cận nghiên cứu cũng như từ phân tích thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho doanh nghiệp làng nghề để phát triển thương hiệu sản phẩm thủ công gắn với phát triển du lịch bền vững nhằm nâng cao năng lực thương mại cho sản phẩm thủ công xuất khẩu đồng thời phát triển bền vững du lịch làng nghề trong giai đoạnhiện nay. Các giải pháp chính được đề xuất bao gồm: Phát triển các mặt hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ  phục vụ nhu cầu của khách du lịch làng nghề; Tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp làng nghề với các tổ chức du lịch lữ hành và chính quyền địa phương để phát triển giá trị thương hiệu sản phẩm; Phát triển chiến lược truyền thông thương hiệu trên nền các các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề; Phát triển thương hiệu sản phẩm thủ công gắn với bảo vệ môi trường làng nghề nhằm  thu hút khách du lịch quốc tế.

Từ khóa:Thương hiệu, sản phẩm, làng nghề, du lịch, doanh nghiệp, thủ công mỹ nghệ.

 

TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÁC CHUỖI CUNG ỨNG THỊT GIA SÚC, GIA CẦM TẠI VIỆT NAM

ThS. Đặng Thu Hương và ThS. Nguyễn Thị Đông

Bộ môn Quản trị Chất lượng, Khoa Marketing, Trường ĐH Thương mại

 

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hiện nay, sản xuất và kinh doanh thực phẩm theo chuỗi cung ứng là một xu hướng và chủ trương cần được khuyến khích và nhân rộng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhiều bài toán nan giải của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải chuỗi cung ứng nào được hình thành và liên kết chặt chẽ cũng có khả năng cạnh tranh với các phương thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm truyền thống. Để gia tăng tính cạnh tranh cho các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm có liên kết một mặt cần xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của chuỗi nhưng đồng thời cần tạo được lòng tin với người tiêu dùng thông qua những sự liên kết và phối hợp quản trị chất lượng chặt chẽ từ khâu đầu vào đến đầu ra của chuỗi. Chất lượng và quản trị chất lượng bên trong chuỗi sẽ tạo nền móng vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của chuỗi.Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định thực trạng phối hợp quản trị chất lượng trong các chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phối hợp quản trị chất lượng giữa các thành viên trong chuỗi, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của các chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Từ khóa:Chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm; Phối hợp quản trị chất lượng; Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng; Xây dựng và phát triển thương hiệu.

 

 

 

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CHUỖI SIÊU THỊ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Bộ môn Nguyên lý Marketing, Trường Đại học Thương mại

 

Tóm tắt:

Kinh doanh theo chuỗi siêu thị đang là một xu thế mới với nhiều cơ hội cũng như thách thức với các chuỗi bán lẻ trong nước. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng các hoạt động marketing nhằm phát triển thương hiệu của các chuỗi siêu thị Việt Nam chủ yếu nghiên cứu một số chuỗi siêu thị tổng hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp marketing nhằm phát triển thương hiệu cho các chuỗi siêu thị Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ 2017-2030

Từ khóa:Chuỗi siêu thị, hoạt động marketing, chuỗi siêu thị tổng hợp, thương hiệu

 

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁN LẺ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ HÓA

PGS.TS. Phạm Thuý Hồng

Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại

 

TÓM TẮT

            Phát triển thương hiệu vẫn luôn là chìa khóa đảm bảo sự thành công với những cam kết của doanh nghiệp phù hợp với mong đợi của người tiêu dùng (NTD). Để xây dựng hình ảnh thương hiệu và củng cố niềm tin người tiêu dùng vào thương hiệu, các phương thức giao tiếp đa chiều trong bối cảnh của nền kinh tế số đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ đổi mới và sáng tạo các cách tiếp cận với người tiêu dùng. Bài viết đã chỉ ra con đường kết nối đa kênh giữa các doanh nghiệp thương mại bán lẻ (DNTMB )với  NTD và công chúng, nhằm đẩy mạnh hiệu ứng truyền thông, tác động tích cực tới  đối với NTD. Kết luận của bài viết đã đưa ra một số gợi ý chính nhằm phát triển thương hiệu bán lẻ của (DNTMBL)Việt Nam trong nền kinh tế số hóa, gồm: 1. Kiến tạo giá trị cho các thành tố của thương hiệu bán lẻ của DNTMBL; 2. Khai thác hữu hiệu truyền thông marketing đa kênh để gia tăng giá trị thương hiệu ; 3. Xây dựng môi trường sinh thái lành mạnh cho việc phát triển thương hiệu bán lẻ của DNTMBL

Từ khóa:Thương hiệu; thương hiệu bán lẻ; DNTMBL