Hội thảo - Thông tin Khoa học
Hội thảo Khoa học Quốc tế Huế 4/2016: "Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức"
Ngày 28 tháng 4 năm 2016 tại Trung tâm Học liệu - Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế), Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Nam Hoa (Đài Loan) đã đồng tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức”.
Với mục đích khơi dậy, ghi nhận và chia sẻ những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế, ngày 28/04/2016, trường Đại học Kinh tế Huế phối hợp cùng trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Nam Hoa, Đài Loan tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức”.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Tham dự Hội thảo, có GS.TS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư; ông Phan Ngọc Thọ - UVTV tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; PGS.TS Trương Quý Tùng – Phó Giám đốc Đại học Huế; TS. Wann Yih Wu – Viện trưởng viện Quản lý Trường Đại học Nam Hoa, Đài Loan; GS. Keith Woodford- Trường Đại học Lincoln, New Zealand; GS. TS Philippe Lebailly, Đại học Liege, Bỉ; GS. Chritophe Tavera, Đại học Rennes 1, Pháp; GS. Herve B. Boismery, Đại học Aix Marseille, Pháp; TS. Damien Roche, Viện Công nghê Tallaght, Ailen; GS. TS Đinh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại; PGS. TS Trần Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế cùng 250 nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước; các cơ quan, báo chí, truyền hình đến đưa tin về Hội thảo.
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của các nhà khoa học đến từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với gần 300 bài viết đã được gửi cho ban tổ chức hội thảo. Ban tổ chức đã tổ chức phản biện độc lập một cách nghiêm túc và khách quan. Ban tổ chức đã lựa chọn ra được 143 bài viết có chất lượng đăng kỷ yếu Hội thảo. Kỷ yếu của hội thảo được chia thành hai tập. Tập 1 bao gồm các bài viết thuộc chủ đề: Những vấn đề về tài chính, ngân hàng, kế toán và kiểm toán, thương mại và đầu tư. Tập 2 bao gồm các bài viết thuộc chủ đề những vấn đề về kinh doanh, Nông nghiệp. Ngoài các nhà khoa học trong nước, Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Pháp, New Zealand, Bỉ, Ireland, Mỹ, Đài Loan.
Sau một ngày làm việc, hội thảo đã có 2 phiên họp toàn thể và 4 phiên họp thảo luận. Tại các phiên họp thảo luận đã có 19 bài tham luận diễn ra sôi nổi, bổ ích với các báo cáo có chất lượng về các vấn đề như: mối quan hệ tăng trưởng và phát triển, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, cải cách kế toán công, hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng AEC và TPP, định hướng thương mại nông nghiệp, thách thức mới cho ngành nuôi trồng thủy sản và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà khoa học đã mang đến cho hội thảo những thông tin đa chiều về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
TS. Trương Tấn Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phát biểu bế mạc hội thảo
Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, TS. Trương Tấn Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các nhà tài trợ, sự phối hợp chặt chẽ của các trường thành viên đồng tổ chức Hội thảo, sự góp ý khách quan, khoa học của các nhà khoa học trong quá trình phản biện các bài viết của Hội thảo và sự tham gia với lòng đam mê nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bên cạnh ý nghĩa về học thuật mà các nhà khoa học đem đến cho Hội thảo, các sáng kiến, các giải pháp để giải quyết các vấn đề về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất tại hội thảo. Có thể khẳng định: Thành công của hội thảo đã chứng tỏ Trường Đại học Kinh tế Huế không chỉ có khả năng tổ chức tốt các sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế mà còn có tiềm năng lớn trong hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thành công của hội thảo cũng đã mở ra cơ hội để Trường Đại học Kinh tế hội nhập hoạt động nghiên cứu khoa học quốc tế. Từ đó, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của đất nước.
Một số hình ảnh tại hội thảo
GS.TS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát biểu tại Hội thảo
PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐHKT Huế phát biểu tại phiên thảo luận
Ying -Kai Liao Đại học Nam Hoa, Đài Loan trình bày báo cáo "Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư quốc nội, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái: Thực tế ở Việt Nam"
PGS.TS Trần Thị Hồng Mai, Đại học Thương Mại trình bày báo cáo "Cải cách kế toán công của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế"
Guillain Rachel, Đại học Bourgogne, Đại học Rennes 1, Pháp trình bày báo cáo: Liệu Việt Nam hội tụ cùng ASEAN và những tác động chính của sự hội tụ?
PGS.TS Lê Thị Kim Nhung, Trường ĐH Thương Mại trình bày báo cáo "Hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP- Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam"
Ths. Hà Ngọc Thắng, Trường ĐHKT Quốc dân trình bày báo cáo "các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua săm trực tuyến của khách hàng VN: Sự tích hợp giữa mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) với rủi ra và niềm tin"
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm
Đại biểu tham dự Hội thảo
Tham dự Hội thảo, có GS.TS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư; ông Phan Ngọc Thọ - UVTV tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; PGS.TS Trương Quý Tùng – Phó Giám đốc Đại học Huế; TS. Wann Yih Wu – Viện trưởng viện Quản lý Trường Đại học Nam Hoa, Đài Loan; GS. Keith Woodford- Trường Đại học Lincoln, New Zealand; GS. TS Philippe Lebailly, Đại học Liege, Bỉ; GS. Chritophe Tavera, Đại học Rennes 1, Pháp; GS. Herve B. Boismery, Đại học Aix Marseille, Pháp; TS. Damien Roche, Viện Công nghê Tallaght, Ailen; GS. TS Đinh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại; PGS. TS Trần Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế cùng 250 nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước; các cơ quan, báo chí, truyền hình đến đưa tin về Hội thảo.
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của các nhà khoa học đến từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với gần 300 bài viết đã được gửi cho ban tổ chức hội thảo. Ban tổ chức đã tổ chức phản biện độc lập một cách nghiêm túc và khách quan. Ban tổ chức đã lựa chọn ra được 143 bài viết có chất lượng đăng kỷ yếu Hội thảo. Kỷ yếu của hội thảo được chia thành hai tập. Tập 1 bao gồm các bài viết thuộc chủ đề: Những vấn đề về tài chính, ngân hàng, kế toán và kiểm toán, thương mại và đầu tư. Tập 2 bao gồm các bài viết thuộc chủ đề những vấn đề về kinh doanh, Nông nghiệp. Ngoài các nhà khoa học trong nước, Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Pháp, New Zealand, Bỉ, Ireland, Mỹ, Đài Loan.
Sau một ngày làm việc, hội thảo đã có 2 phiên họp toàn thể và 4 phiên họp thảo luận. Tại các phiên họp thảo luận đã có 19 bài tham luận diễn ra sôi nổi, bổ ích với các báo cáo có chất lượng về các vấn đề như: mối quan hệ tăng trưởng và phát triển, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, cải cách kế toán công, hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng AEC và TPP, định hướng thương mại nông nghiệp, thách thức mới cho ngành nuôi trồng thủy sản và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà khoa học đã mang đến cho hội thảo những thông tin đa chiều về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
TS. Trương Tấn Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phát biểu bế mạc hội thảo
Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, TS. Trương Tấn Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các nhà tài trợ, sự phối hợp chặt chẽ của các trường thành viên đồng tổ chức Hội thảo, sự góp ý khách quan, khoa học của các nhà khoa học trong quá trình phản biện các bài viết của Hội thảo và sự tham gia với lòng đam mê nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bên cạnh ý nghĩa về học thuật mà các nhà khoa học đem đến cho Hội thảo, các sáng kiến, các giải pháp để giải quyết các vấn đề về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất tại hội thảo. Có thể khẳng định: Thành công của hội thảo đã chứng tỏ Trường Đại học Kinh tế Huế không chỉ có khả năng tổ chức tốt các sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế mà còn có tiềm năng lớn trong hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thành công của hội thảo cũng đã mở ra cơ hội để Trường Đại học Kinh tế hội nhập hoạt động nghiên cứu khoa học quốc tế. Từ đó, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của đất nước.
Một số hình ảnh tại hội thảo
GS.TS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát biểu tại Hội thảo
PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐHKT Huế phát biểu tại phiên thảo luận
Ying -Kai Liao Đại học Nam Hoa, Đài Loan trình bày báo cáo "Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư quốc nội, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái: Thực tế ở Việt Nam"
PGS.TS Trần Thị Hồng Mai, Đại học Thương Mại trình bày báo cáo "Cải cách kế toán công của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế"
Guillain Rachel, Đại học Bourgogne, Đại học Rennes 1, Pháp trình bày báo cáo: Liệu Việt Nam hội tụ cùng ASEAN và những tác động chính của sự hội tụ?
PGS.TS Lê Thị Kim Nhung, Trường ĐH Thương Mại trình bày báo cáo "Hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP- Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam"
Ths. Hà Ngọc Thắng, Trường ĐHKT Quốc dân trình bày báo cáo "các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua săm trực tuyến của khách hàng VN: Sự tích hợp giữa mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) với rủi ra và niềm tin"
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm