Hội thảo Khoa học quốc tế “Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”
Đến tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có Ông Phạm Hồng Hải – Vụ trưởng Vụ Kinh tế vùng và Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương; Ông Trần Nam Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT; Ông Tào Bằng Huy – Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH; Ông Lê Trọng Hà - Tham tán, ĐSQ Việt Nam tại Hungary; PGS,TS. Lê Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng Trường, Trường Đại học Lao động Xã hội; PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng Trường, Trường Đại học Ngoại thương; PGS,TS. Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Dương Thị Thanh Xuân – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Đoàn; TS. Nguyễn Văn Thiện – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp; đại diện các trường đại học: Đại học Kinh tế quốc dân; Học viện Ngân hàng; Học viện Ngoại giao; các tác giả có bài viết; các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia tham dự Hội thảo, CBGV, nghiên cứu sinh của các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo; các đơn vị truyền thông tham gia đưa tin về Hội thảo; các đại biểu đến từ các trường đại học tham dự trực tuyến.
Về phía đại biểu quốc tế tại Hội thảo có TS. Tanja Ihden – Giám đốc Phụ trách chương trình tại Việt Nam, Đại diện Trường Đại học Khoa học và Ứng dụng IMC Krems, Cộng hòa Áo; TS. Hage Roger – Trường Đại học Khoa học và Ứng dụng Krems, Cộng hòa Áo; Ông Jean Philippe Pireaux – Trường Đại học Kinh doanh Formagroup, Cộng hòa Pháp; Ông Andre Kronenberger – Trường Đại học Toulon, Cộng hòa Pháp; Ông Péter Klemensits – Trường Đại học John von Neumann, Hungary; Bà Albane Aubert – Đại học Rouen Normandie, Cộng hòa Pháp; Ông Gilles Victorien Jacques Lefrancois – Đại học Rouen Normandie, Cộng hòa Pháp.
Về phía Học viện Viettel, tham dự Hội thảo có TS. Bùi Quang Tuyến – Giám đốc; Bà Nguyễn Hà Thành – Trưởng ban Truyền thông và lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel Group.
Tham dự Hội thảo về phía Trường Đại học Thương mại có PGS,TS. Bùi Hữu Đức – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS. Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng; PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt – Phó Hiệu trưởng; GS,TS. Phạm Vũ Luận – Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Nguyên Hiệu trưởng và các đồng chí nguyên là lãnh đạo Trường Đại học Thương mại; Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Trường.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên toàn thế giới. Những thay đổi to lớn về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới trên mọi ngành nghề, lĩnh vực như giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh,... đã cho thấy vai trò và tác động to lớn của chuyển đổi số trong nền kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, giai đoạn vừa qua, cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID 19 đã minh chứng những tác động quan trọng của chuyển đổi số đến hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số đã tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Trong lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi số góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số làm tăng tốc độ tiếp cận thị trường, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Với mong muốn tạo lập diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý, giáo dục,..., Trường Đại học Thương mại phối hợp với Học viện Viettel và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems – Cộng hoà Áo đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.
Phát biểu đề dẫn khai mạc tại Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, Hội thảo lần này là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trao đổi, thảo luận sâu hơn các chủ đề chuyển đổi số trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, kinh doanh và quản lý,... Đồng thời, là cầu nối giao lưu, trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục; thúc đẩy sự hợp tác giữa các đơn vị tổ chức với các đối tác trong và ngoài nước trong hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phát biểu tại Hội thảo
Từ gần 100 báo cáo của các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ 30 cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp trên khắp cả nước và các đối tác nước ngoài đến từ Áo, Pháp, Hungary, Hàn Quốc. Ban tổ chức Hội thảo đã chọn lựa được 65 báo cáo có chất lượng để in kỷ yếu Hội thảo. Các báo cáo tập trung vào bốn nhóm chủ đề chính: 1) Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục; 2) Tác động của chuyển đổi số đến doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; 3) Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý; 4) Các vấn đề lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Hội thảo bao gồm phiên toàn thể và 02 phiên chuyên đề (01 phiên tiếng Anh và 01 phiên tiếng Việt) với 12 bài báo cáo của các diễn giả đến từ các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước với các chủ đề khác nhau như: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam; Văn hóa số nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho Viettel; Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam; Tác động của cách mạng số đến hoạt động xuất bản: nghiên cứu trường hợp tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; Tác động của chuyển đổi số trong quản trị nhân lực đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên, lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững tại các doanh nghiệp Việt Nam; Thanh toán số, các xu thế công nghệ tài chính và nền kinh tế ngầm tại Đông Nam Á: Thực trạng kinh tế - xã hội và đề xuất nghiên cứu tiếp theo; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – trật tự thế giới mới; Nghiên cứu hoạt động showrooming và webrooming tại các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Nai; Nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp.
Hội thảo Khoa học quốc tế “Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn - là một diễn đàn khoa học với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu, giảng viên trong và ngoài nước.
Hội thảo Khoa học quốc tế “Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” thành công tốt đẹp, tạo nhiều cơ hội giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, các nhà khoa học sẽ bổ sung thêm được những luận cứ khoa học và thực tiễn toàn diện và xác đáng hơn, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý, giáo dục,... tại Việt Nam. Đồng thời, Hội thảo này - thông qua việc kết nối các chuyên gia, học giả, người học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế - sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các cơ sở giáo dục đại học.
Một số hình ảnh Hội thảo: