Bài viết đăng Kỷ yếu Hội thảo "Hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng" do TS. Nguyễn Thị Tình - Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Thương mại thực hiện
Đại diện Trường Đại học Thương mại tham gia và viết bài tại Hội thảo "Hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng" với tham luận: "MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" do TS. Nguyễn Thị Tình, Khoa Luật, Trường Đại học Thương mại thực hiện.
Bài viết đã cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là vấn đề luôn được nhà nước quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người dùng, đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), giao dịch thương mại điện tử phát triển không ngừng, việc chuyển đổi số trong ngành ngân hàng nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của bất kỳ ngân hàng hay tổ chức trung gian tài chính nào. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản nhằm thúc đẩy hoạt động TTKDTM phát triển, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, một số quy định đã không còn phù hợp với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế số, nhiều phương thức thanh toán mới ra đời trên thực tế. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu giải pháp sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội, vừa đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đặc thù này. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu và phân tích về (i) khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt; (ii) thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt; (iii) Nhận diện một số vướng mắc, bất cập và đề xuất vài giải pháp về mặt pháp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay.